top of page
Writer's pictureLes Monts by ComCo

CÂU CHUYỆN VỀ HẠT CÀ PHÊ CỦA NHÀ VÔ ĐỊCH

Updated: Dec 19, 2020

Có lẽ hầu hết chúng ta đều biết rằng Ethiopia là cái nôi của loài người cũng như là nơi khởi nguồn của giống cây Coffae Arabica – hay được biết đến rộng rãi hơn với cái tên cà phê Arabica. Bạn có biết rằng quốc gia hơn 2,000 năm tuổi này đã sản sinh ra một nhân vật mà những ai đam mê bộ môn điền kinh chắc hẳn đều biết hoặc ít nhất đã nghe tới một lần. Đó là Haile Gebrselassie – vận động viên điền kinh thành công nhất mọi thời đại với 16 danh hiệu vô địch ở tất cả các giải chạy lớn quốc tế và đã từng phá vỡ kỷ lục thế giới tận 27 lần trong suốt sự nghiệp của mình.




Vậy một huyền thoại trên đường chạy 1,500m có gì đặc biệt mà tụi mình lại nhắc đến ông?

Người đàn ông có cái tên giống một vị hoàng đế của Ethiopia (Haile Selassie) là chủ sở hữu của một trong những farm trồng và chế biến cà phê nổi tiếng nhất tại Ethiopia. Lớn lên trong một trang trại ở Ethiopia, Haile đã thấy giá trị của nông nghiệp, và đặc biệt là cà phê, đối với đất nước và con người ở Ethiopia. Haile đã chọn vùng Masha - trung tâm hành chính của khu vực Sheka- bang SNNPR - Ethiopia để xây dựng nông trại mang tên chính mình. Đây là 1 khu rừng nhiệt đới được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển. Nơi đây có độ cao từ 1,680-1,875 mét so với mực nước biển xưa kia cực kì hẻo lánh, biệt lập so với thế giới bên ngoài tới mức không có người nông dân nào chọn nơi này để canh tác bởi vì không tồn tại lấy nổi một con đường để di chuyển. Cho nên, chính thổ nhưỡng & khí hậu đặc biệt sẵn có góp phần không ít vào sự tạo nên hương vị đặc biệt cho cafe "của Haile". Bên cạnh đó, Haile đặt tâm huyết của mình bằng việc lựa chọn các giống nguyên thuỷ mang những đặc trưng tốt nhất của Ethiopia & tự tay gieo trồng, để tạo nền móng cơ bản tốt nhất. Haile áp dụng những nguyên tắc riêng đã giúp ông trở thành nhà vô địch quốc tế và áp dụng chúng vào việc trồng cà phê đó là: làm việc chăm chỉ, kỷ luật và cam kết tôn trọng đối với toàn bộ môi trường tự nhiên mà farm của ông đang làm việc & phụ thuộc vào đó để bảo tồn hành tinh xanh.

Nếu như đa số các nông hộ khác tại Ethiopia, sau khi thu hoạch đều được mang đến các nhà máy sơ chế (washing station) để sơ chế, phân loại, sau đó chuyển đến các Hợp tác xã để được đánh giá, thu mua. Thì Haile tạo ra Hợp Tác Xã của riêng mình. Việc sản xuất, chế biến và xuất khẩu cà phê tại nông trại của ông đều tự thực hiện để đảm bảo truy xuất nguồn gốc tốt nhất đối với những hạt cà phê có nguồn gốc duy nhất mang tên Haile. Dây chuyền chế biến được xây dựng với cấu trúc tốt để tất cả các hoạt động gieo trồng, chế biến và xuất khẩu đều tập trung vào việc cung cấp chất lượng đồng nhất để đảm bảo sự hài lòng của khách hàng ở mức cao nhất. Cafe của HTX Haile được chứng nhận Organic / Rainforest Alliance / UTZ để đáp ứng được nhưng yêu cầu khắc khe của những thị trường tiêu thụ cafe khó tính nhất trên thế giới.


Dài dòng sơ lược xíu về "cha đẻ" của ly cafe Masha rồi, giờ tụi mình quay trở lại chủ đề chính là cafe nha. Trong ly cafe Masha sơ chế khô, giống heirloom bla bla bla mà mình đang cầm trên tay có hương vị gì đặc biệt??? Em í không gây ấn tượng mạnh bằng những "biểu trưng" của cafe Ethiopia như Konga là hưong fruity thơm lừng, mà đây là sự hoà quyện rất complex & elegant của hương hoa nhài nhè nhẹ, chút hương trái cây khô, thêm chút nhấn nhá của berries & cam. Acid sáng, body vừa đủ để tạo cảm giác "full mouthfeel" , kết thúc bằng hậu vị ngọt của mật ong & candied citrus. Nếu định nghĩa đúng về bạn này, thì đây không phải là ly cafe làm bạn wake up ngay lập tức, mà xứng đáng để bạn nhâm nhi - thưởng lãm để cảm nhận vẻ đẹp hoàn hảo của em í khi nguội & tận giọt cuối cùng. Dẫu vậy thì dù có cố gắng đến đâu thì tụi mình cũng không thể dùng ngôn từ để lột tả hết vẻ đẹp của Masha bởi chỉ khi bạn tự mình trải nghiệm thì mới biết được “em nó” ngon ra sao, có đúng như những gì vừa miêu tả không?


Vậy thì hãy ghé Les Monts để cùng tụi mình “feel” mẫu N. Masha mới rang hoặc có thể rước em í về để tự trải nghiệm, bạn nhé.


- Les Monts Team -

34 views0 comments

Comentários


bottom of page